Thứ năm, ngày 18.04.2024
containertienphong@gmail.com

Đường bộ, đường thủy, đường sắt, ai thống lĩnh?

( 18-01-2017 - 07:31 PM ) - Lượt xem: 3547

"Kẻ ăn không hết người lần không ra" là tình cảnh hiện nay của 3 phương thức vận tải hàng hóa: Đường bộ, đường thủyđường sắt, và vì sao nên nỗi?

Để giải thích cho tình trạng này, trước tiên chúng ta cần phân tích những điểm mạnh, yếu và sản lượng vận chuyển của từng phương thức vận tải,  

1/ Đường bộ: Sản lượng vận chuyển đường bộ chiếm ít nhất 50% tổng lưu lượng vận chuyển, nhiều thời điểm chiếm cao hơn. Đường bộ có nhiều ưu điểm như: Năng động, tiện lợi, thời gian vận chuyển nhanh và đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường giao hàng nhanh ngày nào có lợi ngày đó. Ngoài ra, đường bộ còn có nhiều yếu tố ưu việt khác, như: vận chuyển thằng từ kho tới kho, từ nơi sản xuất đên nơi tiêu thụ, không phải vận tải, xếp dỡ qua khâu trung gian, rất cơ động và có thể hoạt động dưới nhiều điều kiện thời tiết.

Bên cạnh đó, phương thức này cũng còn tồn tại những nhược điểm như cước vận chuyển cao, tốn nhiên liệu, ô nhiễm mô trường và rui ro tai nạn cao.

2/ Đường sắt: Sản lượng vận chuyển đường sắt rất thấp, chiếm khoảng 2% tổng lưu lượng vẩn chuyển, con số này đã chứng minh được sự yếu kém, lạc hậu trong vận chuyển đường sắt. Phương thức này tồn tại rất nhiều nhược điểm, đó là vận chuyển phức tạp, mất thời gian, khâu vận chuyển từ nơi sản xuất lên tàu, từ tàu tới kho, nơi tiêu thụ cũng khiến chi phí đội lên. Ngoài ra, phương tiện vận tải quá lạc hậu, năng lực quá yếu và thiếu tính cạnh trạnh, thiếu tính kết nối hàng hóa giữa các vùng miền. trong khi đó giá vận chuyển lại không rẻ hơn so với đường bộ là bao.

vận tải hàng hóa bằng đường sắt

Nhiều DN - đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản, thủy sản -  nói không với vận tải đường sắt. Đặc thù của mặt hàng, nông sản, thủy sản là thời gian sử dụng ngắn, cần vận chuyển nhanh đến nơi tiêu thụ để đảm bảo tươi ngon, nhưng với quy trình vận tải của ngành đường sắt, hàng đến nơi đã hư hỏng hết.

Mặt hàng, nông thủy sản cần phải vận chuyển bằng container lạnh, hiện ngành đường sắt đang chạy thử đội tàu container lạnh nhưng thời gian không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn, vận chuyển các mặt hàng nông thủy sản từ phía Nam đến Lạng Sơn bằng đường bộ chỉ mất hai ngày ba đêm nhưng nếu đi bằng đường tàu lửa từ Ga Sóng Thần (Bình Dương) đến Ga Giáp Bát (Hà Nội) ít nhất mất 6 - 7 ngày, chưa kể từ Hà Nội phải có xe trung chuyển đến Lạng Sơn.

3/ Đường thủy: Sản lượng vận chuyển đường thủy chiếm khoảng 30% tổng lưu lượng vận chuyển, do có lợi thế từ hoạt động xuất nhập khẩu. Ưu điểm nổi bật của phương thức vận tải này là giá cước vận chuyển rẻ, thấp nhất trong ba phương thức vận tải. Nhưng, nó cũng tồn tại nhiều nhược điểm như thời gian vận chuyển quá dài ngày, phụ thuộc nhiều vào con nước, chưa kể việc phát triển thủy điện, ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy. Và chỉ phù hợp với việc vận chuyển đường dài như các chặng Tp HCM - Hà Nội, Tp HCM - Hải Phòng, Tp HCM - Quy Nhơn.

Các Tin tức khác